Một số nhận định và gợi ý tham khảo của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về cải cách thị trường điện của EU:
Thứ nhất: sunc888 casino
của châu Âu thời gian qua gặp những biến động lớn, bất ổn. Do vậy, EU đã đưa ra áp dụng 2 công cụ chủ chốt nhằm bình ổn và đảm bảo công bằng cho năng lượng tái tạo. Đó là: (i) Thỏa thuận mua bán điện năng (PPA) và (ii) Hợp đồng sai khác chặn giá trần và giá sàn (Two - Way CfDs). Đây là hai công cụ hỗ trợ rất tốt cho giảm thiểu rủi ro trên thị trường điện.
Thứ hai: Chỉnh sửa một loạt các thiết kế thị trường điện và quy định ràng buộc kèm theo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường như: Rút ngắn thời gian đóng cửa cho nộp bản chào, hạ thấp quy mô công suất tối thiểu bản chào, yêu cầu phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa bên điều phối thị trường và bên điều độ hệ thống.
Thứ ba: Đưa ra các công cụ thực sự hữu hiệu hỗ trợ năng lượng tái tạo như: Hỗ trợ trả tiền theo công suất và áp dụng mạnh mẽ các giải pháp điều chỉnh phụ tải, tăng cường tính linh hoạt hệ thống.
Thứ tư: Bảo vệ người tiêu dùng trước khả năng tăng giá điện với khung pháp lý rõ và mạnh hơn, với đề xuất cụ thể trong trường hợp tuyên bố khủng hoảng giá điện, người tiêu dùng sẽ được mua điện dưới giá thành sản xuất, không bị cắt điện…
Bốn nội dung chính trong cải cách thị trường điện của EU:
Ngày 14/12/2023, Hội đồng và Nghị viện EU đã đạt được thỏa thuận tạm thời về đề xuất của Ủy ban về Quy định nhằm cải thiện thiết kế thị trường điện của Liên minh (gọi tắt là Thỏa thuận tạm thời EMD - EMD Provisional Agreement), hay Đề xuất cải cách thị trường điện EU (EU Electricity Market Reform) - gọi ngắn là Đề xuất, 9 tháng sau khi nó được đưa ra. Dưới đây là 4 bốn nội dung chính của Đề xuất:
Một: Trao quyền cho các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp giúp thị trường điện ổn định và dễ dự đoán hơn.
Thỏa thuận tạm thời EMD thừa nhận: Giá khí đốt cao do bối cảnh địa chính trị lan rộng cộng với xung đột ở Ukraine đã dẫn đến giá khí đốt tăng cao và gây biến động trên thị trường điện. Để làm cho thị trường điện ổn định và có thể dự đoán được, Đề xuất xác định hai công cụ hợp đồng dài hạn quan trọng mà các quốc gia thành viên có thể sử dụng ở cấp quốc gia để phục vụ cho mục tiêu khử cacbon của mình.
Hai công cụ đó - theo đề xuất sẽ “đóng vai trò bổ sung” là: (i) Thỏa thuận mua bán điện (“PPA”) và (ii) Hợp đồng sai khác chặn giá trần và giá sàn (“CfDs”), hoặc “các chương trình tương đương có cùng tác dụng”.
PPA được định nghĩa là “các hợp đồng trong đó một thể chế, hoặc pháp nhân đồng ý mua điện từ một nhà sản xuất điện trên cơ sở thị trường”. Các hợp đồng dài hạn như vậy là tự nguyện và dựa trên các điều kiện về giá thị trường, không có sự can thiệp của cơ quan quản lý về giá quy định. Do các hợp đồng này hiện chỉ có hiệu lực ở một số quốc gia thành viên được chọn và người mua có xu hướng giới hạn ở các công ty lớn nên Thỏa thuận tạm thời EMD có mục đích khuyến khích sử dụng PPA. Theo khuôn khổ mới, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ:
1. Thúc đẩy việc áp dụng PPA (gồm loại bỏ các rào cản phi lý, cũng như các thủ tục, hoặc phí không cân xứng, hoặc phân biệt đối xử) để đảm bảo khả năng dự đoán giá và đạt được các mục tiêu về khí hậu, năng lượng quốc gia khử cacbon. Lời mở đầu nêu rõ rằng: Các quốc gia thành viên nên “đặc biệt chú ý” đến các PPA xuyên biên giới, để cho phép người tiêu dùng tại quốc gia có công suất hạn chế tiếp cận điện mà không tạo ra phân biệt đối xử ở các khu vực khác.
2. Đảm bảo rằng, những khách hàng gặp rào cản gia nhập thị trường PPA và không gặp khó khăn về tài chính có thể tiếp cận các công cụ nhằm giảm rủi ro tài chính liên quan đến việc vỡ nợ thanh toán của bên mua (chẳng hạn như các chương trình bảo lãnh theo giá thị trường). Các công cụ này bao gồm: (i) các chương trình bảo lãnh do nhà nước hậu thuẫn theo giá thị trường, (ii) bảo lãnh tư nhân, hoặc (iii) các cơ sở đáp ứng nhu cầu về PPA và phải tuân thủ luật pháp EU (bao gồm cả các điều khoản hỗ trợ của nhà nước).
Các chương trình bảo đảm cho PPA được các quốc gia thành viên ủng hộ phải bao gồm các điều khoản cho phép tránh làm giảm tính thanh khoản trên thị trường điện và các quốc gia thành viên không được phép sử dụng chúng để hỗ trợ việc mua phát điện từ nhiên liệu hóa thạch. Các quốc gia thành viên có khả năng quyết định hạn chế các chương trình bảo lãnh đối với việc mua nguồn điện tái tạo mới dựa trên các chính sách khử cacbon của quốc gia thành viên “đặc biệt bao gồm cả khi thị trường PPA cho năng lượng tái tạo chưa được phát triển đầy đủ”.
Tương tự, các chương trình hỗ trợ các nguồn điện tái tạo sẽ phải cho phép các dự án dự trữ một phần điện để bán thông qua PPA tái tạo, hoặc các “thỏa thuận dựa trên thị trường” khác tham gia (trừ khi việc tham gia đó ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh trên thị trường).
3. Tận dụng các tiêu chí đánh giá để khuyến khích bên đăng ký bán tiếp cận khách hàng có thể đang gặp phải rào cản gia nhập thị trường PPA khi thiết kế các chương trình hỗ trợ. Tuy nhiên, những tiêu chí đó cần được định hình theo hướng thúc đẩy sự cạnh tranh công bằng giữa các bên đăng ký bán thay vì cản trở nó.
4. Ủy ban sẽ có trách nhiệm xác minh trước ngày 31 tháng 1 năm 2026 và hai năm một lần sau ngày đó, xem liệu các quốc gia thành viên có đạt được đủ tính minh bạch hay không, cũng như liệu có còn những rào cản trong thị trường PPA hay không và có cần ban hành “hướng dẫn cụ thể” hay không.
5. CfD chặn trần và sàn được định nghĩa là “hợp đồng sai khác”, được ký giữa công ty phát điện và đối tác, thường là tổ chức công, đảm bảo mức chi phí tối thiểu cho bên bán (giá sàn) và giới hạn mức giá tối đa cho bên mua (giá trần). Các nhà lập pháp EU đã mở rộng phạm vi các quy định về CfD trong quá trình lập pháp bằng cách bổ sung tham chiếu đến “các chương trình tương đương có cùng hiệu lực”. Sau khi đề xuất sẽ được thông qua:
- CfD, hoặc các chương trình tương đương sẽ là bắt buộc đối với việc đầu tư vào các cơ sở sản xuất điện mới từ một số nguồn nhất định. Thỏa thuận tạm thời EMD quy định: Các chương trình hỗ trợ giá trực tiếp cho việc đầu tư vào các cơ sở phát điện mới để sản xuất điện từ (i) năng lượng gió, (ii) năng lượng mặt trời, (iii) năng lượng địa nhiệt, (iv) thủy điện không có hồ chứa, (v) năng lượng hạt nhân sẽ phải ở dạng CfD có giá trần và sàn, hoặc các cơ chế tương đương với tác dụng tương tự.
- CfD, hoặc các cơ chế tương đương sẽ cần phải tôn trọng các nguyên tắc thiết kế nhất định. Theo thỏa thuận của Hội đồng vào tháng 10 năm 2023 về đề xuất thiết kế thị trường điện, CfD sẽ phải được thiết kế có tính đến danh sách các nguyên tắc.
Ví dụ, những điều này bao gồm nhu cầu duy trì động lực vận hành của cơ sở phát điện, đảm bảo khả năng tồn tại về mặt kinh tế lâu dài của cơ sở và tránh bóp méo cạnh tranh bằng cách xác định giá thông qua cơ chế công khai, rõ ràng, minh bạch và không phân biệt đối xử trong quá trình đấu thầu cạnh tranh. Ủy ban sẽ phải đảm bảo tính tương thích của CfD với các nguyên tắc thiết kế khi đánh giá tính tương thích của từng chương trình theo Điều 107 và 108 của Hiệp ước về Chức năng của Liên minh châu Âu (“TFEU”). Do đó, đối với các CfD được thông báo cho Ủy ban theo các quy định hỗ trợ của nhà nước, việc xem xét của Ủy ban sẽ vượt ra ngoài khuôn khổ đánh giá hỗ trợ nhà nước hiện tại và cũng sẽ dựa trên các tiêu chí định tính mới do Đề xuất Cải cách Thị trường Điện EU quy định.
- Doanh thu phát sinh từ CfD chặn trần và sàn, cũng như các chương trình tương đương sẽ được phân phối cho khách hàng cuối cùng, nhưng các quốc gia thành viên cũng có thể sử dụng khoản thu đó để tài trợ cho chi phí của các chương trình, hoặc khoản đầu tư nhằm giảm chi phí điện của khách hàng cuối.
- Lời mở đầu của Đề xuất giải thích rõ ràng: Các quốc gia thành viên sẽ được tự do lựa chọn dựa vào PPA, hay CfD cho quá trình chuyển đổi năng lượng của mình. Sự khác biệt chính giữa hai công cụ này là công cụ trước dựa vào các nhà đầu tư tư nhân, trong khi công cụ sau dựa vào các tổ chức công đầu tư thay mặt cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, như đã đề cập, khi các quốc gia thành viên lựa chọn các tổ chức công thay mặt người tiêu dùng đầu tư vào các cơ sở phát điện mới, họ sẽ phải dựa vào CfD, hoặc các chương trình tương đương tuân thủ các nguyên tắc thiết kế.
Hai: Nâng cao hiệu quả của thị trường trong ngày, một ngày trước và thị trường kỳ hạn.
Đề xuất một loạt các công cụ nhằm nâng cao hiệu quả của thị trường trong ngày, một ngày trước và thị trường kỳ hạn, trong đó có:
1. Rút ngắn thời gian mở cổng thị trường trong ngày liên vùng. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2026, thời gian đóng cổng cho thị trường trong ngày liên vùng không quá 30 phút trước thời gian thực. Thỏa thuận tạm thời EMD dự đoán trước những trường hợp ngoại lệ có thể xảy ra, điều này phải được Nhà vận hành hệ thống truyền tải (TSOs) chứng minh và được Cơ quan quản lý quốc gia (NRA) cho phép.
2. Đặt quy mô tối thiểu chào bán. Các công ty điện được phép tham gia thị trường điện (NEMO) sẽ có nghĩa vụ cung cấp các gói, chào bán trên thị trường một ngày trước và thị trường trong ngày, có quy mô đủ nhỏ tối thiểu là 100 kW, hoặc nhỏ hơn.
3. Đặt ra các nghĩa vụ mới cho TSO và NEMO. TSO và NEMO sẽ phải (i) cùng tổ chức quản lý tích hợp thị trường ngày tới và trong ngày, (ii) hợp tác để tối đa hóa hiệu quả, hiệu suất giao dịch thị trường điện của Liên minh ngày tới và trong ngày, (iii) tổ chức các thị trường trong ngày và ngày tới để đảm bảo chia sẻ thanh khoản giữa tất cả NEMO, vào mọi lúc, cho cả giao dịch liên vùng và nội vùng.
4. Yêu cầu Ủy ban tiến hành đánh giá tác động để xác định các biện pháp nâng cao khả năng của các bên tham gia thị trường trong việc phòng ngừa rủi ro về giá trên thị trường điện nội địa.
Thỏa thuận tạm thời EMD quy định rằng: Ủy ban phải đánh giá tác động của các biện pháp có thể nhằm cải thiện khả năng của các bên tham gia thị trường trong việc phòng ngừa rủi ro về giá trên thị trường điện nội địa, trong vòng 18 tháng kể từ khi Đề xuất có hiệu lực và sau khi tham khảo ý kiến các cơ quan liên quan. Văn bản nêu rõ những thay đổi có thể xảy ra cần được đưa vào đánh giá tác động của Ủy ban. Chúng bao gồm “khả năng giới thiệu các trung tâm ảo khu vực cho thị trường kỳ hạn”. Sau đó, Ủy ban sẽ phải thông qua đạo luật triển khai trong vòng 24 tháng kể từ khi Đề xuất có hiệu lực để nêu chi tiết các biện pháp và công cụ cụ thể nhằm cải thiện khả năng phòng ngừa rủi ro về giá của những người tham gia thị trường.
Ba: Khuyến khích, tạo điều kiện đầu tư vào năng lượng tái tạo và công nghệ sạch linh hoạt.
Mặc dù tất cả các điều khoản của Đề xuất đều phù hợp với mục tiêu khử cacbon và chuyển đổi năng lượng, một số quy tắc nhất định đặc biệt nhằm mục đích tạo điều kiện, khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo, cũng như công nghệ sạch linh hoạt bằng cách giới thiệu các công cụ mới. Để theo đuổi mục tiêu này, Đề xuất đưa ra các điều khoản như:
1. Cho phép các quốc gia thành viên áp dụng các cơ chế hỗ trợ công suất. Quốc gia thành viên có quyền áp dụng các chương trình hỗ trợ linh hoạt phi hóa thạch “bao gồm các khoản thanh toán cho công suất sẵn có của tính linh hoạt phi hóa thạch”, với điều kiện là các khoản đầu tư vào tính linh hoạt phi hóa thạch không đủ để đạt được mục tiêu quốc gia chỉ định mà các quốc gia thành viên dùng để xác định.
Giống như CfD, các chương trình hỗ trợ linh hoạt phi hóa thạch sẽ phải tương thích với một loạt nguyên tắc thiết kế nhằm đảm bảo tính cân xứng và minh bạch mà không làm bóp méo sự cạnh tranh.
2. Cho phép thiết kế các cơ chế cắt giảm phụ tải đỉnh (peak shaving product), hay cắt đỉnh giờ cao điểm. Cơ chế cắt phụ tải đỉnh cho phép các thành viên tham gia thị trường giảm lượng điện tiêu thụ vào giờ cao điểm theo yêu cầu của đơn vị vận hành hệ thống. Lời mở đầu trong Đề xuất giải thích rõ các sản phẩm như vậy nhằm “đảm bảo tích hợp hiệu quả nguồn điện được tạo ra từ các nguồn năng lượng tái tạo biến thiên” và “giảm nhu cầu sản xuất điện dựa trên nhiên liệu hóa thạch trong tình huống khủng hoảng giá điện”. Những sản phẩm như vậy chỉ có thể được kích hoạt khi khủng hoảng giá điện được tuyên bố và phải được cơ quan quản lý quốc gia liên quan phê duyệt.
3. Yêu cầu Cơ quan quản lý quốc gia (NRA) thông qua các báo cáo ước tính về nhu cầu linh hoạt. NRA sẽ phải thông qua một báo cáo về nhu cầu ước tính về tính linh hoạt ở cấp quốc gia.
Bốn: Bảo vệ người tiêu dùng, cũng như doanh nghiệp khỏi khủng hoảng năng lượng và sự lạm dụng của thị trường.
Nhóm quy tắc và nghĩa vụ cuối cùng thuộc Đề xuất nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng và công ty khỏi tình trạng biến động, giá điện cao. Để thực hiện mục tiêu này, Đề xuất sẽ:
1. Trao quyền cho Hội đồng tuyên bố cuộc khủng hoảng giá điện trong khu vực, hoặc trên toàn EU. Hội đồng, theo đề nghị của Ủy ban, có quyền tuyên bố khủng hoảng giá điện, trong trường hợp (i) “giá trung bình trên thị trường điện bán buôn rất cao, ít nhất gấp 2,5 lần giá trung bình trong 5 năm trước đó” và ít nhất là 180 EUR/MWh”, dự kiến sẽ tiếp tục trong ít nhất 6 tháng”; (ii) “giá bán lẻ điện tăng mạnh trong khoảng 70%”, dự kiến sẽ tiếp tục ở mức ít nhất 3 tháng.
Trong những tình huống như vậy, khi Hội đồng tuyên bố khủng hoảng giá điện, các quốc gia thành viên viên có thể “đặc biệt và tạm thời” ấn định mức giá cung cấp điện thấp hơn chi phí. Theo đó, các quốc gia thành viên phải đảm bảo (i) mức giá quy định cho hộ gia đình chỉ áp dụng cho tối đa 80% mức tiêu dùng của một hộ gia đình ở trung vị (hộ gia đình nằm giữa) và duy trì động lực giảm nhu cầu; (ii) không có sự phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp; (iii) bên cung cấp điện được trả phí khi cung cấp dưới giá thành một cách minh bạch và không phân biệt đối xử; (iv) tất cả các bên cung cấp đều có quyền chào giá cung cấp điện thấp hơn chi phí trên cùng một cơ sở; và (v) các biện pháp được đề xuất không làm biến dạng thị trường điện trong nước.
2. Cung cấp nhiều hình thức bảo vệ khác nhau cho bên mua điện và khách hàng cuối cùng (bao gồm các điều khoản trong hợp đồng với khách hàng cuối cùng, chia sẻ năng lượng và bảo vệ khỏi bị ngắt kết nối).
3. Tăng cường khuôn khổ để giải quyết việc thao túng và lạm dụng thị trường. Bổ sung cho phần còn lại của cải cách thị trường điện, Quy định REMIT tăng cường khung pháp lý hiện hành áp dụng cho hành vi thao túng và lạm dụng thị trường bằng cách: (i) đưa ra một loạt nghĩa vụ mới (nghĩa vụ của những người tham gia thị trường từ các nước thứ ba đối với đăng ký với NRA tại quốc gia thành viên - nơi họ thành lập, hoặc cư trú); (ii) tăng cường các công cụ kiểm tra của Cơ quan Hợp tác Quản lý Năng lượng EU (ACER) - cơ quan hiện có thể tiến hành kiểm tra, đưa ra tuyên bố và đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin trong các trường hợp có quy mô xuyên biên giới; và (iii) trao quyền cho ACER áp dụng các khoản tiền phạt định kỳ, nhằm buộc những người bị điều tra phải chịu thanh tra tại chỗ, hoặc cung cấp thông tin mà ACER yêu cầu.
Nếu không có gì thay đổi, dự kiến một cuộc bỏ phiếu của toàn bộ Nghị viện và Hội đồng EU sẽ được tổ chức để phê chuẩn thỏa thuận trong hai tháng tới, ngay trước khi Nghị viện bắt đầu vận động tranh cử cho cuộc bầu cử châu Âu vào tháng 6/2024 sắp tới./.
Link tham khảo:
https://power.nridigital.com/future_power_technology_feb24/eu-electricity-market-reform-whats-in-it
https://www.clearygottlieb.com/news-and-insights/publication-listing/eu-legislators-approve-the-electricity-market-reform
https://www.euractiv.com/section/electricity/news/breakthrough-as-eu-countries-agree-position-on-electricity-market-reform/
Theo Tạp chí Năng lượng Việt Nam.