Nhà Cái Suncity Casino Uy Tín Số 1 Châu Á
 - suncity 9955

Thứ sáu, 01/11/2024 | 07:36 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

nhà cái sun city

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng xe điện, năng lượng xanh

12/04/2024
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng xe điện, năng lượng xanh đối với các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải.
Ngày 11/4, Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh và chương trình phát triển Liên hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức hội thảo về tiêu chuẩn trạm sạc cho phương tiện giao thông điện.
Ông Bùi Hòa An - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, phát biểu tại hội thảo
Chia sẻ tại hội thảo, ông Bùi Hòa An - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Thành phố đang triển khai thực hiện đề án “Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông” trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Đề án xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư phương tiện xe buýt theo từng giai đoạn, phù hợp với hạ tầng cung ứng nhiên liệu, ưu tiên phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch và thân thiện với môi trường (khí nén thiên nhiên (CNG), khí hóa lỏng (LPG), năng lượng điện hoặc nhiên liệu thay thế khác phù hợp với xu thế phát triển của các nước trên thế giới).
Cùng với đó, TP. Hồ Chí Minh cũng đang triển khai Quyết định số 876 ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành giao thông vận tải trên địa bàn.
Tuy nhiên, theo ông Bùi Hòa An, đến nay TP. Hồ Chí Minh chưa có hệ thống trạm sạc và quy chuẩn cần thiết cho trạm sạc điện. Để từng bước tiến tới cải tiến phương tiện, TP. Hồ Chí Minh rất cần có quy hoạch, tiêu chuẩn cụ thể về hệ thống trạm sạc điện.
Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh cùng VinFast phối hợp thực hiện hạ tầng trạm sạc xe điện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Tại hội thảo các nhà khoa học, chuyên gia đã chia sẻ, thảo luận và đề xuất nhiều giải pháp phát triển trạm sạc cho xe ô tô điện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Bách Khoa Hà Nội, một trong những điều cần cân nhắc đầu tiên khi lập kế hoạch cho các trạm sạc xe điện là vị trí. Các trạm sạc thường quy hoạch, đặt tại các vị trí trọng điểm như cây xăng, trạm dừng nghỉ, chung cư, văn phòng, bãi đỗ xe, trung tâm thương mại, trường đại học... Do đó, các trạm sạc cần chia sẻ thông tin với nhau và kết nối vận hành chung cùng một hệ thống.
Liên quan đến thu hút đầu tư trạm sạc cho ô tô điện, PGS.TS Đàm Hoàng Phúc, Giám đốc chương trình đào tạo kỹ thuật ô tô - Đại học Bách Khoa Hà Nội đề xuất: Cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ tài chính và pháp lý để phát triển cơ sở hạ tầng sạc xe điện; giảm giá hoặc trợ cấp giá năng lượng trong vài năm đầu hoạt động; đơn giản hóa việc cấp phép xây dựng, để có thể thu hút các nhà đầu tư.
Đại diện các doanh nghiệp đầu tư, cung cấp trạm sạc điện tại hội thảo cũng đề nghị, cơ quan chức năng TP. Hồ Chí Minh cần ban hành hướng dẫn kỹ thuật trạm sạc xe buýt điện. Việc này nhằm hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật để các nhà đầu tư trạm sạc và xe buýt điện có thể sạc của nhau. Ngoài ra, cần ưu tiên quy hoạch và mặt bằng để đặt các trạm sạc điện; sớm ban hành giá điện theo hướng hỗ trợ nhà đầu tư…
Ông Patrick Haverman - Phó Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhận định, TP. Hồ Chí Minh đóng vai trò đầu mối giao thông quan trọng tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Thế nhưng, lượng phương tiện cá nhân đang đóng vai trò chủ đạo, chiếm 90% nhu cầu đi lại của người dân. Điều này góp phần gây ô nhiễm đáng kể vào lượng phát thải nhà kính và chất gây ô nhiễm không khí cao cho thành phố.
Do đó, để thúc đẩy phát triển xe điện, phát triển hạ tầng trạm sạc là điều kiện tiên quyết. Mặt khác để đạt được mục tiêu đưa vào vận hành xe buýt điện, TP. Hồ Chí Minh cần phải xây dựng hệ thống hạ tầng cung ứng nhiên liệu sạch, nguồn năng lượng cho xe buýt sử dụng năng lượng sạch và điện. “Điều này đòi hỏi phải ban hành chính sách quản lý và thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc xây dựng hạ tầng trạm sạc” - ông Patrick Haverman nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Khôi - Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cũng cho rằng: Để đấu nối hệ thống trạm sạc xe điện chung vào hệ thống điện quốc gia sẽ cần nguồn tiêu thụ rất lớn. “Vấn đề quản lý kỹ thuật của địa phương thế nào, nguyên tắc cơ bản là phải có quy tắc quy phạm pháp lý cho các nhà khai thác, rút kinh nghiệm ở Hà Nội đang vướng quy định pháp lý về quản lý" - Nguyễn Văn Khôi lưu ý.
Ở góc độ cơ quan quản lý, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải nhìn nhận, để đạt mục tiêu chuyển đổi xe điện, TP. Hồ Chí Minh cần giải quyết rất nhiều vấn đề quan trọng, trong đó bao gồm quy hoạch sử dụng đất, sử dụng nguồn điện, hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng kết nối, chính sách phát triển xe điện, trạm sạc...
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng xe điện, năng lượng xanh đối với các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải. Giai đoạn đến năm 2050, thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng lượng xanh, hướng đến phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050.
Theo Báo Công Thương

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302
Baidu
map