Theo đó, nội dung hoạt động của GMS ETTF trong giai đoạn tới không chỉ tập trung hợp tác để tăng cường liên kết lưới điện và mua bán điện giữa các nước GMS, mà còn mở rộng sang lĩnh vực năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng và tài chính xanh, hướng đến mục tiêu chuyển dịch năng lượng bền vững trong khu vực.
Với vai trò đầu mối, phía Việt Nam tham gia các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác RPTCC trước đây và hiện là GMS ETTF, từ ngày 13 đến 16 tháng 6 năm 2023, Cục Điều tiết điện lực (ĐTĐL) đã chủ trì tổ chức Đoàn công tác gồm các đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (TKNL) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tham dự các sự kiện trong khuôn khổ hợp tác GMS gồm cuộc họp GMS ETTF lần thứ nhất, Chương trình đào tạo về Hệ thống pin lưu trữ năng lượng (BESS) và khai mạc Diễn đàn Năng lượng sạch châu Á (ACEF) tại Manila, Philippines. Chương trình được tổ chức trực tiếp và trực tuyến với khoảng 40 đại biểu bao gồm đại diện từ 06 quốc gia GMS, các chuyên gia ADB và các tổ chức quốc tế liên quan.
Toàn cảnh cuộc họp GMS ETTF lần thứ nhất Tại cuộc họp GMS ETTF lần thứ nhất, các nước trong khu vực GMS đã cập nhật một số thông tin về tổng quan phát triển ngành điện sau hơn 2 năm ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, định hướng và các mục tiêu thực hiện chuyển dịch năng lượng mỗi nước và các khó khăn thách thức, cũng như đề xuất một số nhu cầu cần hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, tài chính và các nước phát triển trong quá trình chuyển dịch năng lượng. Qua bài trình bày của mỗi nước có thể thấy rằng, xuất phát điểm, bối cảnh và điều kiện của mỗi nước đều khác nhau, chính vì vậy lộ trình, định hướng và mục tiêu chuyển dịch năng lượng cũng có những đặc điểm riêng dù đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng xanh, sạch và bền vững. Điểm khá tương đồng giữa các nước GMS trong quá trình chuyển dịch năng lượng chính là những khó khăn, thách thức với bài toán gồm 03 trụ cột mục tiêu ràng buộc lẫn nhau khi thực hiện chuyển dịch năng lượng là Chi phí thấp (Kinh tế) – Phát thải các bon thấp (Môi trường) – An ninh năng lượng cao (Năng lượng), điều này dẫn đến cần có những giải pháp và hỗ trợ đặc thù khi thế giới và mỗi nước đã, đang và sẽ tiếp tục đối mặt với bối cảnh và điều kiện khó khăn như biến đổi khí hậu, các vấn đề về địa chính trị, giá nhiên liệu tăng cao và khó dự báo, dịch bệnh,…
Ba trụ cột mục tiêu ràng buộc lẫn nhau khi thực hiện chuyển dịch năng lượngCác chuyên gia tư vấn của ADB đã trình bày và chia sẻ tóm tắt một số nội dung đang được thế giới và các nước GMS quan tâm gồm: (i) Các cơ hội và thách thức cho khu vực trong quá trình thực hiện chuyển dịch năng lượng; (ii) Đánh giá ban đầu về lộ trình và chiến lược thực hiện của khu vực GMS trong quá trình chuyển dịch năng lượng, cũng như đưa ra các gợi ý về khả năng hỗ trợ của ADB và các đối tác phát triển cho các nước trong khu vực GMS. Các chuyên gia của ADB cũng chia sẻ kinh nghiệm của một số khu vực trên thế giới có liên kết lưới điện mạnh đã hỗ trợ rất tích cực cho mục tiêu chung của khu vực và riêng của mỗi quốc gia về phát triển năng lượng tái tạo.
Đánh giá ban đầu của Chuyên gia ADB về điểm xuất phát của các nước khu vực trong quá trình chuyển dịch năng lượng Đối với hoạt động của GMS ETTF, tại cuộc họp lần thứ nhất, đại diện ADB đã trình bày ý tưởng đề xuất về hoạt động của GMS ETTF và các nhóm công tác liên quan trong khuôn khổ hợp tác bao gồm các nội dung: (i) Mục tiêu; (ii) Nhiệm vụ cho giai đoạn đến năm 2025 và các hoạt động cụ thể cho giai đoạn 2023-2025; (iii) Cơ cấu và thành phần tham gia; (iv) Nguồn lực hỗ trợ hoạt động của GMS ETTF; (v) Các số liệu cần các nước cung cấp để ADB và Tư vấn hỗ trợ xây dựng các nội dung, chương trình và kế hoạch cụ thể, trong đó có cả hoạt động nâng cao năng lực.
Đại diện ADB trình bày các nội dung đề xuất ban đầu cho hoạt động của GMS ETTF giai đoạn 2023-2025 Tương ứng với 04 chủ đề hoạt động (Work Stream): (i) Mua bán điện khu vực; (ii) Nâng cao năng lực về năng lượng tái tạo; (iii) Hiệu quả năng lượng; (iv) Nâng cao năng lực về Tài chính xanh, đại diện ADB đã đề xuất thành lập 02 nhóm công tác kỹ thuật với đại diện của các nước tham gia bao gồm cơ quan xây dựng chính sách, cơ quan điều tiết, đơn vị điện lực,... bao gồm: (1) Trao đổi mua bán điện khu vực (Regional Power Trade Working Group - RPTWG); (2) Sử dụng năng lượng hiệu quả (Energy Efficiency Working Group - EEWG) để hỗ trợ và thực hiện các nội dung, nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch của GMS ETTF.
Tham gia cuộc họp, đại diện Việt Nam và các nước đã có các ý kiến sơ bộ tập trung về các vấn đề: (i) Hoạt động của GMS ETTF được kế thừa kết quả của RPTCC nên cần có định hướng hoạt động mang tính dài hạn hơn là chỉ tập trung vào giai đoạn 2023-2025; (ii) Hoạt động cụ thể của GMS ETTF và các nhóm công tác cần có thứ tự ưu tiên và đánh giá tính khả thi, hiệu quả thực hiện trong giai đoạn 2023-2025; (iii) Đối với nhu cầu hỗ trợ và nâng cao năng lực cần có đánh giá kỹ hơn trên cơ sở điều kiện, xuất phát điểm và mục tiêu chuyển dịch năng lượng của mỗi nước; (iv) Về ý tưởng triển khai thí điểm thị trường điện khu vực GMS, đại diện Việt Nam đề nghị cần đánh giá tính khả thi, xác định các điều kiện tiên quyết và xây dựng một lộ trình phù hợp với tất cả các nước, đặc biệt khi trong khu vực hiện chỉ có Việt Nam đã có kinh nghiệm triển khai thị trường điện. Các nước sẽ tiếp tục nghiên cứu và góp ý các tài liệu ADB trình bày trong cuộc họp để có cơ sở triển khai trong thời gian sớm nhất.
Đại biểu các nước tham dự cuộc họp đầu tiên của GMS ETTF Chuỗi sự kiện trong khuôn khổ hợp tác GMS đã diễn ra tốt đẹp với những phiên trao đổi tích cực về các chủ đề ưu tiên cùng những chia sẻ về giải pháp, công nghệ hiện đại nhằm hướng đến mục tiêu chung về chuyển dịch năng lượng bền vững trong khu vực GMS. Dự kiến GMS ETTF sẽ họp định kỳ 02 lần mỗi năm và do các quốc gia thành viên chủ trì luân phiên theo thứ tự bảng chữ cái, bắt đầu từ Campuchia.
Cục Điều tiết điện lực